Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hiệu suất làm việc của giảng viên, nhân viên tại Khoa Tiểu học - Mầm non năm học 2020-2021

Bạn đánh giá: 4 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 

Năm học 2020 - 2021, để nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý hiệu suất làm việc của đơn vị và cá nhân, Ban chủ nhiệm khoa đã xây dựng Kế hoạch số 06-KH/KTHMN ngày 03/9/2020 về nâng cao hiệu quả quản lý hiệu suất làm việc của giảng viên, trợ lý khoa.

  1. Ban chủ nhiệm khoa chỉ đạo xây dựng KPIs của khoa, của lãnh đạo khoa, của Bộ môn, của giảng viên, trợ lý khoa nhằm tạo sự đồng bộ, khoa học trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch năm học 2020 – 2021; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả của các hoạt động được triển khai thực hiện. Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công tác, nâng cao hiệu suất làm việc, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  2. Thực hiện các giải pháp tổ chức triển khai, quản lý, giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động của giảng viên, trợ lý khoa thuộc các lĩnh vực: dạy học, nghiên cứu khoa học, kết nối và phục vụ cộng đồng, quản lý và tư vấn công tác sinh viên, hoạt động chuyên môn khác, hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội.
  3. Sử dụng kết quả tham gia các hoạt động của giảng viên, trợ lý khoa để đánh giá, công nhận hiệu suất làm việc, phục vụ cho công tác đánh giá, phân loại viên chức, người lao động trong từng tháng và trong năm học. Từ đó, kịp thời tuyên dương, khen thưởng đối với các giảng viên, trợ lý khoa hoàn thành nhiệm vụ đạt từ mức tốt; bình xét thi đua trong năm học đề xuất Nhà trường khen thưởng. Đồng thời, kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh đối với các giảng viên (hoặc trợ lý khoa) chưa hoàn thành nhiệm vụ.
  4. Tập trung vào một số hoạt động mũi nhọn:

-  Xây dựng Nội quy hoạt động của Khoa năm học 2020 – 2021.

- Thúc đẩy phát triển đào tạo: Cập nhật chương trình đào tạo ngành GDMN, GDTH theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; cơ cấu lại vị trí giảng viên giảng dạy các nhóm chuyên môn sâu phù hợp; tăng cường công tác hỗ trợ sinh viên, hỗ trợ LHS Lào trong học tập.

- Thúc đẩy phát triển công tác nghiệp vụ sư phạm: Tăng cường công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại trường thông qua các môn phương pháp; tăng cường kết nối với các trường mầm non, tiểu học (trong khuôn khổ các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng) nhằm tạo cơ hội cho sinh viên rèn nghề tại các trường phổ thông; tăng cường công tác báo cáo chuyên đề nghiệp vụ sư phạm; hội thảo chuyên môn với giáo viên mầm non, tiểu học tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận thực tiễn nghiệp vụ sư phạm. 

- Thúc đẩy phát triển năng lực đội ngũ: tăng cường kết nối, cử hoặc đề xuất cử giảng viên tham gia tập huấn, hội thảo đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị điều kiện tham gia bồi dưỡng giáo viên phổ thông; thay đổi hình thức kiểm tra chuyên môn; ximena; hội thảo đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích giảng viên tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vận dụng vào thực tiễn dạy học; khuyến khích giảng viên tham gia học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh.

- Thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học: tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học theo nhóm nhằm hiệu quả hoá ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; tăng cường nghiên cứu mũi nhọn: đổi mới giáo dục phổ thông gắn với phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Cải tiến hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng kết hợp quảng bá hình ảnh, vị thế khoa theo hướng có chiều sâu.

- Thúc đẩy phát triển hoạt động đoàn thanh niên: tăng cường hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn thanh niên; thành lập Câu lạc bộ Gia sư.

 

 

Tìm kiếm