Đánh giá tình hình hoạt động fanpage Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc

Bạn đánh giá: 2 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 1. Đánh giá chung

Fanpage Khoa Tiểu học - Mầm non được lập vào tháng 11/2020. Hoạt động fanpage đã đạt được một số kết quả nhất định như: Fanpage có 186 bài đăng (với nội dung phong phú và hình thức đa dạng),

thu hút 2.128 người theo dõi, 2.016 người thích, 110 tin nhắn tương tác (chủ yếu với học sinh cấp 3 về vấn đề tuyển sinh đại học). Nếu có thể duy trì hoạt động ổn định của fanpage, tăng cường liên kết với các trường cấp 3, gia tăng lượng fan là học sinh cấp 3, fanpage có thể xem là một kênh quảng bá rất hữu ích cho công tác tuyển sinh, nâng cao vị thế Khoa THMN, Trường Đại học Tây Bắc.

2. Đánh giá cụ thể

Số lượng bài đăng: 186 bài

Trong đó, nhiều bài có số người tiếp cận, số lần nhấp vào xem bài, số lần tương tác bình luận, thể hiện cảm xúc và chia sẻ bài tăng lớn. VD: bài viết: Video quảng bá về Khoa THMN (07/01/2020) có khoảng 64.800 người tiếp cận được, khoảng 5.100 lần nhấp xem video, khoảng 2.400 lượt tương tác (bình luận, thể hiện cảm xúc, chia sẻ). Bài viết: Thông tin tuyển sinh của Khoa THMN (20/05/2020) có khoảng 11.700 người tiếp cận được, khoảng 13.000 lần nhấp xem bài viết, 948 lượt tương tác (bình luận, thể hiện cảm xúc, chia sẻ). Bài viết: Thông báo về việc tổ chức thi năng khiếu (18/08/2020) có khoảng 24.200 người tiếp cận, khoảng 2.700 lần nhấp xem bài viết, 2.100 lượt tương tác (bình luận, thể hiện cảm xúc, chia sẻ). Ngoài ra, các bản tin sinh viên cũng nhận được nhiều chú ý từ phía người theo dõi.

Như vậy, fanpage của Khoa THMN trong thời gian hoạt động 10 tháng (từ khi thành lập) có số lượng bài đăng lớn. Trung bình, mỗi tuần có 5 bài viết theo nhiều chủ đề, hình thức bài đăng đa dạng, nhận được sự chú ý theo dõi của nhiều người. Sự chú ý thường dành cho các bài liên quan đến thông tin tuyển sinh hoặc thông tin về môi trường học đường Trường Đại học Tây Bắc, những bài viết có hình ảnh đẹp hoặc nội dung thu hút.

Số người theo dõi trang tại thời điểm hiện tại: 2.128 người

Số người thích trang tại thời điểm hiện tại: 2.016 người

Số người theo dõi và thích fanpage có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong những tháng cao điểm tuyển sinh (cuối tháng 5 - tháng 8). Tại một số thời điểm (ngày 15/11/2019, ngày 11/2/2020, ngày 13/8/2020) lượng người theo dõi fanpage tăng đột biến. Điểm nổi bật là số người thích trang tăng đột biến vào thời điểm đăng video quảng bá về Khoa THMN (07/01/2020).

Nếu tiếp tục duy trì fanpage và phát triển thêm nhiều nội dung phong phú, fanpage có thể hấp dẫn được nhiều lượt truy cập hơn trong tương lai.

Số lượng người gửi tin nhắn tương tác trên fanpage: 110 người

Tin nhắn trên fanpage là một trong những kênh thể hiện việc quan tâm thật sự tới Khoa THMN. Người gửi tin nhắn tương tác chủ yếu là học sinh cấp 3 tại địa bàn tỉnh Sơn La, Điện Biên. Nội dung tin nhắn tương tác chủ yếu quan tâm tới lĩnh vực tư vấn tuyển sinh.

Như vậy, fanpage có thể xem là một trong những kênh hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tuyển sinh của Khoa THMN nói riêng và Nhà trường nói chung.

Tỉ lệ fan

Tỉ lệ người theo dõi

Tỉ lệ người đã tiếp cận

Tỉ lệ người tương tác

Nhìn vào biểu đồ, thấy rằng: tỉ lệ fan, người theo dõi, số người tiếp cận, số người tương tác chiếm phần lớn trong độ tuổi 18 - 24 (chiếm từ 48 -58%) (tức là sinh viên hoặc cựu sinh viên mới ra trường là chủ yếu). Học sinh cấp 3 trong độ tuổi từ 13 - 17 chiếm tỉ lệ ít hơn (từ 10 - 14 %). Phụ huynh học sinh trong độ tuổi 35 - 54 chiếm tỉ lệ không đáng kể (<10%). Ngoài ra, tỉ lệ fan, người theo dõi, số người tiếp cận, số người tương tác, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới.

Như vậy, fanpage mới đang thu hút được người tham gia là sinh viên và cựu sinh viên. Đây là một trong những điểm đáng lưu ý. Fan là sinh viên khi tiếp cận với fanpage làm gia tăng tình yêu đối với môi trường mình học tập, cũng góp phần quảng bá một phần hình ảnh Khoa THMN tới nhiều đối tượng. Tuy nhiên, việc tăng lượng fan là học sinh cấp 3 và phụ huynh học sinh cấp 3 cũng là việc làm vô cùng quan trọng. Chúng ta cần có chính sách, liên kết với các trường cấp 3 (đặc biệt trong tỉnh Sơn La) để đối tượng học sinh cấp 3 biết thông tin của Khoa THMN, Trường ĐH Tây bắc nhiều hơn thông qua fanpage.

3. Kết luận

* Ưu điểm:

Từ khi thành lập từ tháng 11/2020, hoạt động Fanpage Khoa Tiểu học - Mầm non đã đạt được một số kết quả nhất định như: 1. Bài đăng ổn định, phong phú về thông tin, đa dạng về hình thức (video, ảnh, tin bài, chia sẻ liên kết web, bản tin sinh viên…). Đây là việc làm căn bản giúp duy trì hoạt động của một fanpgage. 2. Số lượng người theo dõi và thích fanpage có xu hướng tăng đặc biệt khi có thông tin mới lạ về nội dung, hấp dẫn về hình thức. Nếu trong tương lai có thể tiếp tục duy trì tần suất đăng bài, phát triển hình thức bài đăng phong phú và nội dung đa dạng hơn, số lượng người theo dõi, thích và chia sẻ fanpage sẽ tăng lên. Hiệu quả quảng bá cũng tốt lên. 3. Thông qua tin nhắn fanpage chứng tỏ đối tượng học sinh cấp 3 rất quan tâm tới thông tin tuyển sinh của Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc. Vì vậy, có thể xem đây là một kênh quảng bá và tư vấn tuyển sinh khá tốt.

* Hạn chế và hướng khắc phục

Bên cạnh ưu điểm đạt được, fanpage Khoa Tiểu học - Mầm non còn có một số điểm cần lưu ý: 1. Lưu ý về đối tượng fan: tỉ lệ sinh viên chiếm đa số. Đối tượng học sinh cấp 3 và phụ huynh có tỉ lệ thấp hơn. Do đó, cần tăng cường liên kết với các trường cấp 3, chạy quảng cáo tin bài để gia tăng tương tác với đối tượng quan trọng này. 2. Lưu ý về tin nhắn fanpage: đôi khi có quá nhiều tin nhắn đến cùng một thời điểm với những nội dung thông tin hỏi chi tiết. Do đó người tư vấn gặp khó khăn trong quá trình trả lời. Nếu Khoa THMN có thể liên kết với chuyên viên phòng Đào tạo, để họ thực hiện công việc tư vấn tuyển sinh thì công việc này sẽ chất lượng hơn rất nhiều. 3. Một số tin bài chưa thật sự hấp dẫn đối tượng học sinh cấp 3. Học sinh cấp 3 thường hay quan tâm nhiều tới thông tin tuyển sinh, môi trường học đường, các hoạt động bề nổi,… Các hoạt động khác khi họ chưa được tiếp cận sẽ thấy xa lạ. Do đó, fanpage nên đẩy mạnh những nội dung thông tin gần gũi với học sinh cấp 3. Điều đó sẽ thu hút họ ở lại với fanpage và hình thành nhu cầu muốn gắn kết với môi trường học tập tại Khoa Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc.

 

Tìm kiếm